Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đang trong giai đoạn khởi phát và có sự tác động đến mọi lĩnh vực. Nó sẽ là cơ hội lớn cho một số nghành có vị trí vững chắc, ngược lại sẽ là thách thức cho một số ngành. Vậy cách mạng công nghiệp 4.0 là gì, những ngành nào chịu tác động tích cực và tiêu cực bởi cách mạng công nghiệp 4.0?
Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu được nhắc đến trong những năm gần đây, với tên thường gọi là cách mạng 4.0 hay Industry 4.0. Cụm từ này bắt nguồn tại Đức đầu thế kỉ 21, là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất.
Cách mạng công nghiệp 4.0 gồm các hệ thống (Cyber-Physical Systems – CPS), Mạng lưới vạn vật kết nối internet (Internet of Things – IoT) và điện toán đám mây (Cloud Computing). Bằng những công nghệ này, người ta tạo ra những nhà máy thông minh với hệ thống máy móc tự kết nối với nhau, tự tổ chức và quản lí. Trong đó, con người sẽ chỉ đóng vai trò quản lý tổng thể.
Những ngành bị ảnh hưởng bởi Cách mạng công nghiệp 4.0
Theo báo cáo về Công nghệ và tương lai của các ngành nghề ASEAN, dự báo đến năm 2028, lao động trong các ngành nghề thuộc 6 nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực ASEAN (ASEAN 6) có khả năng sẽ bị thay thế bởi robot, trí tuệ nhân tạo.
Cách mạng công nghiệp 4.0 dự báo đặt ra nhiều vấn đề cho các ngành sản xuất, đó là nguy cơ mất việc làm cao đối với một số ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày.
Sự thay đổi ngày càng đi lên của công nghệ, thực tế đã khiến một số lĩnh vực sản xuất trong ngành dệt may, như khâu sản xuất tơ, sợi tự nhiên, các công đoạn dệt, đặc biệt vải không dệt và khâu nhuộm, máy móc đã thay thế được đáng kể sức lao động của con người.
Nông nghiệp sẽ là lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ, với dự kiến khoảng 6,6 triệu lao động dư thừa vào năm 2028. Nhu cầu về lao động nông nghiệp có tay nghề và lao động phổ thông sẽ giảm vì các công việc này có thể được nhân rộng với việc áp dụng công nghệ robot.
Tuy nhiên, năng suất từ việc áp dụng công nghệ cũng sẽ làm giảm giá thành sản phẩm và thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tạo ra nhu cầu mới cho người lao động trong các lĩnh vực khác như bán buôn và bán lẻ, sản xuất, xây dựng và vận tải.
Sự gia tăng trong chi tiêu bán lẻ được dự báo sẽ tạo ra nhu cầu việc làm trong ngành thương mại. Tuy nhiên, những công việc này cũng sẽ được định hướng để áp dụng công nghệ kỹ thuật nhiều hơn nên các công việc như phụ trách thu ngân, quầy bàn, nhập hay xuất kho sẽ không cần nhiều lao động nữa.
Khi thị trường lao động phát triển, các kỹ năng cần thiết cũng sẽ thay đổi. Nghiên cứu cho thấy 41% trong số 6,6 triệu lao động dư thừa "thiếu hụt" các kỹ năng công nghệ thông tin theo yêu cầu của các công việc mới.
Gần 30% người lao động thiếu "kỹ năng tương tác" cần thiết đối với các vị trí tuyển dụng trong tương lai, chẳng hạn như kỹ năng thương lượng, thuyết phục và dịch vụ khách hàng. Chỉ hơn 25% thiếu “các kỹ năng cơ bản” như các kỹ năng học tập, đọc và viết thành thạo.
Cách mạng công nghiệp 4.0 và những thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam
Với việc dựa trên 3 lĩnh vực chính: Kỹ thuật số, công nghệ sinh học; Robot thế hệ mới... cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN 4.0) sẽ là nền tảng để nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức; làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất.
Nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Các nhà kinh tế và khoa học quốc tế cảnh báo, trong cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của Robot, số lượng nhân viên cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay. Như vậy, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ CMCN 4.0. Theo đó, những ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông sẽ chịu tác động lớn, nguy cơ thất nghiệp cao do sự phát triển của công nghệ tự động và trí tuệ nhân tạo.
Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng này, nhiều ngành nghề sẽ biến mất, nhưng lại có những công việc mới ra đời. Điều đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải được trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực như trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp, (chỉ chiếm hơn 20% lực lượng lao động); năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN… Như vậy, những ngành nghề sử dụng lao động phổ thông ở mức độ đào tạo đơn giản sẽ chịu tác động lớn và nguy cơ thất nghiệp do sự phát triển của công nghệ tự động và trí tuệ nhân tạo.
Đe dọa và thách thức việc làm từ tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
5 công việc nhiều nguy cơ mất việc
-Công nhân nhà máy: 44%
-Nhân viên thu ngân: 40%
-Tài xế taxi: 20%
-Nhân viên chăm sóc khách hàng: 18%
-Phi công: 16%
5 Công việc khó bị mất vào tay robot nhất
-Bác sỹ/y tá: 3%
-Luật sư: 4%
-Nhà báo: 5%
-Nhà nghiên cứu: 6%
-Nông dân: 11%
Tổng hợp