Công nghệ đám mây là một công nghệ đầy tiềm năng và đang phát triển mạnh mẽ. Theo một nghiên cứu của Forbes, điện toán đám mây được dự đoán sẽ tăng từ 67 tỷ đô la trong năm 2015 lên 162 tỷ đô la vào năm 2020. Với việc các doanh nghiệp nhanh chóng chuyển sang công nghệ đám mây, những giải pháp này đã trở thành xu hướng chủ đạo trong kinh doanh c của chúng ta đến lưu trữ điện thoại, mọi thứ đều được lưu trữ và quản lý bằng công nghệ đám mây cũng như đời sống cá nhân của mọi người.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 5 ví dụ hàng đầu ứng dụng công nghệ đám mây và hiểu được những tính năng nào của công nghệ đám mây đã dẫn đến sự phổ biến và cần thiết của nó trên thị trường hiện nay.
Top 5 ứng dụng thực tế của công nghệ đám mây
1. Mở rộng quy mô máy chủ
Công nghệ đám mây cung cấp các tài nguyên có thể mở rộng thông qua các mô hình đăng ký khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn sẽ chỉ cần trả tiền cho các tài nguyên máy tính mà bạn sử dụng. Điều này giúp quản lý các đột biến trong nhu cầu mà không cần đầu tư vĩnh viễn vào phần cứng máy tính.
Ví dụ như Netflix đã tận dụng tiềm năng của công nghệ đám mây này thành lợi thế của họ. Netflix là dịch vụ phát sóng trực tuyến nên họ thường xuyên phải đối mặt với sự gia tăng lớn về tốc độ tải trang và tốc độ máy chủ vào thời gian cao điểm, nhiều người dùng truy cập. Việc chuyển từ trung tâm dữ liệu nội bộ sang đám mây cho phép công ty mở rộng đáng kể cơ sở dữ liệu khách hàng của mình mà không phải đầu tư vào thiết lập, vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng đầy tốn kém.
2. Chatbot
Sức mạnh tính toán diện rộng và khả năng của công nghệ đám mây cho phép chúng ta lưu trữ thông tin về sở thích của người dùng. Điều này có thể được sử dụng để cung cấp các giải pháp, tin nhắn và sản phẩm tùy chỉnh dựa trên hành vi và sở thích của người dùng.
Siri, Alexa và Google Assistant - tất cả đều là những con bot thông minh sử dụng ngôn ngữ tự nhiên dựa trên đám mây. Các chatbot này tận dụng khả năng tính toán của công nghệ đám mây để cung cấp nhu cầu và sự trải nghiệm của khách hàng phù hợp với ngữ cảnh. Từ giờ, mỗi khi khi bạn nói “Hey Siri” hay “Ok Google” thì hãy nhớ rằng có một giải pháp AI dựa trên công nghệ đám mây đằng sau chúng.
3. Công cụ giao tiếp
Công nghệ đám mây cho phép người dùng sử dụng khả năng truy cập ứng dụng dựa trên mạng internet vào các công cụ giao tiếp như email và lịch. Hầu hết các ứng dụng nhắn tin và gọi điện như Skype và WhatsApp cũng dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ đám mây.
Tất cả tin nhắn và thông tin của bạn được lưu trữ trên phần cứng của nhà cung cấp dịch vụ chứ không phải trên thiết bị cá nhân của bạn. Điều này cho phép bạn truy cập thông tin của bạn từ bất cứ đâu thông qua mạng internet.
4. Năng suất
Các công cụ văn phòng như Microsoft Office 365 và Google Docs sử dụng công nghệ đám mây, cho phép bạn sử dụng các công cụ một cách hiệu quả nhất qua mạng internet. Bạn có thể làm việc trên các tài liệu, bài thuyết trình và bảng tính của mình từ bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Với việc dữ liệu của bạn được lưu trữ trên đám mây, bạn không cần phải lo lắng về việc mất dữ liệu trong trường hợp thiết bị của bạn bị đánh cắp, bị mất hay bị hỏng. Công nghệ đám mây cũng giúp chia sẻ tài liệu và cho phép các cá nhân khác nhau làm việc trên cùng một tài liệu cùng một lúc.
5. Quy trình quản lý
Nhiều ứng dụng quản lý doanh nghiệp như quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cũng dựa trên một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Phần mềm như một Dịch vụ (SaaS) đã trở thành một phương pháp phổ biến để triển khai các phần mềm cấp doanh nghiệp.
Salesforce, Hubspot, Marketo,... là những ví dụ phổ biến của mô hình này. Phương pháp này có hiệu quả về chi phí và hiệu quả cho cả nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Nó hỗ trợ việc quản lý miễn phí, bảo trì và bảo mật cho tổ chức của bạn
Theo viettelidc.com