Xu hướng bán hàng online hiện nay
Kinh doanh online (bán hán hàng online) là các hoạt động kinh doanh, bán hàng trực tuyến, chủ yếu tập trung trên mạng internet và thông qua các kênh bán hàng phổ biến như website, các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo, GoMUA…
Một điều đặc biệt hơn đã biến kinh doanh online trở thành một trong những xu hướng có tốc độ phát triển nhanh nhất đó chính là cả người mua và người bán đều sử dụng máy tính, điện thoại di động có kết nối internet để thực hiện giao dịch mua bán. Cũng như việc không cần phải tiếp xúc trực tiếp hay phải tốn thời gian đến cửa hàng để mua hàng như trước đây nữa.
Tính hiệu quả của việc chuyển đổi mô hình mua bán online
Tại sao việc chuyển đổi mô hình mua – bán lên tất cả các thiết bị di động, máy tính lại được ưa chuộng hơn? Câu trả lời chính là:
- Giao diện mua bán trực quan, tỷ lệ chuyển đổi tuy thấp, nhưng lượt tiếp cận lại rất cao.
- Thao tác cho người mua và người bán đều rất dễ dàng.
- Có thể kinh doanh nhiều lĩnh vực cùng một lúc.
- Các bước thanh toán, tích hợp giao hàng đều được tối ưu cho khách hàng.
- Khách hàng chỉ cần mở điện thoại có kết nối internet thì hoàn toàn có thể mua sắm thoải mái bất cứ lúc nào.
- Tiết kiệm thời gian và công sức.
- Hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp (nguy cơ dịch bệnh).
- Các nền tảng online có thể theo dõi, đo lường được hành vi mua sắm của khách hàng chính xác hơn.
- Dễ dàng phân tích các hiệu quả kinh doanh dựa vào số liệu thống kê.
Như vậy, với nhiều lợi ích trên, đây cũng chính là một trong những lý do quan trọng nhất mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều chuyển đổi sang hệ thống kinh doanh online.
Đo lường, phân tích hành vi khách hàng khi kinh doanh online
Dù bạn đang kinh doanh ở lĩnh vực nào đi nữa, thì việc đo lường được hiệu quả bán hàng, hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những công việc quan trọng nhất.
Một khi phân tích và hiểu rõ được những thông tin đó, doanh nghiệp có thể có một “bức tranh” tổng thể về đối tượng khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu của mình đang phản ứng ra sao với doanh nghiệp. Họ đang ưa chuộng dòng sản phẩm nào? Họ quan tâm và thích thú với những chiến dịch quảng bá nào? Doanh thu chính đến từ những sản phẩm nào?
Để từ đó, doanh nghiệp bước đầu hoạch định những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho từng phân khúc khách hàng mà không bị bỏ lại phía sau.
Tuy nhiên, việc phân tích tình hình kinh doanh cũng như thống kê chính xác khi bán hàng online lại bị phụ thuộc vào từng nền tảng khác nhau. Và thường các doanh nghiệp sẽ không hiểu rõ được tầm quan trọng của việc phân tích kinh doanh khi bán hàng online. Dẫn đến những nhận định thiếu sót về quy trình kinh doanh, hiệu quả doanh số và nhiều yếu tố khác.
Ta cùng điểm qua một số lý do quan trọng của việc phân tích kinh doanh khi bán hàng online nhé!
Giúp doanh nghiệp xem xét báo cáo tài chính
Mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khi đo lường hiệu quả kinh doanh đó chính là xem xét các chỉ số doanh thu, dòng tiền, chi phí và quan trọng nhất là lợi nhuận. Đó cũng chính là yếu tố rất quan trọng khi bạn điều hành bất kỳ một doanh nghiệp nào. Không có nó, doanh nghiệp của bạn sẽ không thể vận hành. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn phải chú trọng xem xét đánh giá tình hình kinh doanh thông qua việc phân tích các chỉ số kinh doanh.
Các báo cáo phân tích, đo lường hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp kiểm soát dòng tiền khoa học hơn, cũng như nắm được mức độ hiệu quả thu về lợi nhuận.
Cải thiện chất lượng bán hàng
Một mục tiêu khác vô cùng quan trọng trong kinh doanh đó chính là sự hài lòng của khách hàng. Nếu doanh nghiệp không mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi mua sắm, rất có thể những khách hàng đó sẽ bỏ doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chiếm được lòng tin và sự yêu thích từ khách hàng, doanh nghiệp sẽ giữ chân được họ về lâu dài. Càng giữ chân được nhiều khách hàng trung thành thì doanh nghiệp càng thu về dòng doanh thu ổn định, ít tốn chi phí quảng bá hơn so với việc tìm kiếm khách hàng mới.
Vậy, làm cách nào để có thể hiểu được tâm lý khách hàng, hành vi mua sắm và nhu cầu của họ? Có rất nhiều cách khác nhau: Khảo sát, lấy ý kiến phản hồi… nhưng những cách này vẫn chưa thực sự hiệu quả và cần sự hỗ trợ từ khách hàng. Tại sao doanh nghiệp không tự mình đo lường và thống kê nhu cầu của khách hàng qua những con số? Số lượng đơn hàng bán ra? Sản phẩm nào có doanh thu bán chạy? Sản phẩm nào bị tồn đọng lâu ngày? Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được một cách chính xác hành vi và sức mua của khách hàng. Để từ đó đưa ra những chiến lược, đề xuất cải thiện phù hợp nhất.
Luôn cập nhật tình hình thị trường
Làm thế nào mà việc phân tích kinh doanh lại giúp doanh nghiệp luôn cập nhật được tình hình thị trường? Bất kỳ một doanh nghiệp bán lẻ nào cũng đều phải tuân thủ và tôn trọng những thay đổi trên thị trường. Chính vì vậy, sẽ có những thời điểm mà doanh thu không được như kỳ vọng ban đầu. Ngay cả khi đã kiểm soát và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mà vẫn không giúp được gì.
Ngay chính lúc này, doanh nghiệp bắt đầu dò xét và báo cáo kết quả kinh doanh đang bị ảnh hưởng từ thị trường. Và nếu lý do chính đến từ thị trường, doanh nghiệp sẽ cải thiện và khắc phục bằng việc thay đổi chính sách giá, giảm lượng cung, tối ưu các chiến dịch marketing cho đến khi thị trường cân bằng lại.
Theo dõi, đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
Không những phải quan tâm đến khách hàng, mà doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài cũng phải chú trọng theo dõi và đánh giá hiệu suất làm việc của từng nhân viên. Việc đánh giá được hiệu suất, doanh thu của từng nhân viên giúp nhà quản lý có thể nắm được nhân viên nào đang có đóng góp tốt, nhân viên nào chưa mang lại hiệu quả kinh doanh… Để từ đó có hướng khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của nhân viên để mang lại kết quả bán hàng tốt hơn. Các báo cáo, phân tích tình hình kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi được những thông tin đó.
Nhìn chung thì không chỉ 4 lý do trên, mà còn rất nhiều lý do khác buộc một doanh nghiệp phải ngay lập tức triển khai hoạt động đo lường, phân tích kết quả kinh doanh. Vậy, muốn đo lường phân tích được kết quả kinh doanh thì doanh nghiệp phải dựa vào phương thức hay nền tảng nào?
Mặc dù các nền tảng kinh doanh online nổi bật hiện nay đều hỗ trợ đo lường và phân tích, nhưng chỉ có thể đo lường được một vài chỉ số cơ bản cho doanh nghiệp, vẫn còn rất nhiều hạn chế (các chỉ số chủ yếu sẽ chỉ là những chỉ số cơ bản về doanh thu, tương tác, lưu lượng truy cập…). Đối với những chỉ số quan trọng như lợi nhuận, chi phí, thuế VAT, hiệu suất bán hàng của nhân viên… chắc chắn phải cần đến các nền tảng khác hỗ trợ.
Sưu tầm